Tại Việt Nam, chè là một món ăn có nhiều biến tấu về nguyên liệu và cách nấu đa dạng nhất. Nhiều khi chỉ với một tên gọi ví dụ như “chè thập cẩm”, mà cách nấu ở miền Bắc và Miền Nam so với miền Trung nước ta lại không giống nhau chút nào. Nguyên nhân ở đây chính là bởi vì các thành phần nguyên liệu nấu chè hoàn toàn khác nhau. Nếu như chè thập cẩm miền trung chủ yếu là các loại chè đậu, thì ở miền Bắc và miền Nam chè thập cẩm chủ yếu là các loại củ. Và nếu như bạn là người dân miền Trung đang muốn học cách nấu món chè thập cẩm ngon để bán của miền Bắc và miền Nam này thì đừng bỏ qua bài viết ngày hôm nay nhé..
Nội Dung Chính
Nguyên liệu chuẩn bị
- Khoai lang: 2 củ
- Khoai môn: ¼ củ
- Đậu đỏ: 150g
- Đậu đen: 150g
- Bột báng: 200g
- Nước cốt dừa: 150ml
- Đường: 300g
- Bột sắn dây: 3 thìa canh
- Dừa khô
Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu
- Khoai lang bạn chỉ nên chọn củ có kích thước vừa mà không quá to, bởi các củ to sẽ có thể bị xơ và không ngon. Khi chọn cũng nên chọn củ suông, không bị sứt mẻ, cong quẹo hoặc có vết chai sượng.
- Khoai môn nên chọn loại củ tròn có kích thước nhỏ để củ sẽ bở và bùi hơn. Tốt nhất bạn lựa những củ có nhiều vân tím để tạo màu bắt mắt.
- Nên chọn đậu đỏ và đậu đen có hạt tròn đều, không bị mối mọt và có nhiều sạn.
- Bột báng bạn có thể mua tùy loại mình thích như hạt tròn hoặc sợi màu sắc.
- Đường để nấu chè bạn có thể tăng hoặc giảm để thích hợp với khẩu vị ăn ngọt riêng của gia đình.
Các bước nấu chè thập cẩm miền Bắc và miền Nam
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đậu đỏ và đậu đen sau khi mua về bạn rửa lại với nước, nhặt bỏ hạt hư nổi lên trên và đãi sạch để lọc sạn lẫn vào. Sau đó ngâm đậu với nước lạnh trong thời gian từ 3 đến 4 tiếng để đậu nở to và được mềm hơn, như thế khi nấu sẽ nhanh chín mềm.
Chuẩn bị sẵn một chậu nước sạch, để sau khi gọt vỏ khoai môn và khoai lang rồi cắt thành kích thước quân cờ khoảng 15mm, bạn sẽ thả trực tiếp khoai vào trong chậu. Lưu ý cắt đến đâu thì cho ngay vào trong nước để tránh là khoai bị đen. Sau khi ngâm trong thời gian khoảng 30 phút bạn vớt ra rửa sạch lại vài lần rồi để ráo.
Chuẩn bị một tô nước ấm, cho bột báng vào ngâm với thời gian 30 phút, khi thấy bộ nở ta gấp đôi hoặc gấp ba bạn vớt ra rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
Bước 2: Nấu đậu
Bắt hai chiếc nồi nước lên hai bên bếp và bật lửa vừa, sau đó cho đậu đen và đậu đỏ vào hai bên nồi. Lưu ý bạn cho nước và đậu trong nồi theo tỷ lệ là 1:2 nhé. Sau khi thấy đậu ninh mềm bạn cho 200 gram đường vào nồi, khuấy tan và ninh tiếp đến khi đậu mềm nhừ và thấm vị ngọt là được.
Trong khi ninh đậu, bạn chuẩn bị một chiếc bát sạch và hòa bột sắn dây với nước, khi thấy đậu đã ngấm vị đường bạn chia làm hai và đổ vào trong hai nồi. Khi đổ bạn vừa cho vào nhẹ nhàng vừa dùng muỗng khuấy đều tay trong thời gian 2 phút rồi tắt bếp và để nguội.
Khi chè nguội bạn trút ra một chiếc âu sạch rồi đậy nắp.
Bước 3: Hấp khoai
Bắt một nồi nước khác lên bếp, cho vào một chút muối để đậm vị rồi trút khoai vào nấu chín. Khi bạn thử xiên đũa vào và thấy khoai đã mềm thì cho lượng đường còn lại vào rồi khuấy đến khi ta hết thì tắt bếp. Lưu ý khi nấu khoai dẻo vừa, không nên nấu quá nhừ, khi ăn sẽ không ngon.
Khi chè khoai nguội bạn trút ra một chiếc âu sạch rồi đậy chặt nắp.
Bước 4: Nấu bột báng
Bắt một nồi nước nhỏ lên bếp, cho bột báng vào rồi châm thêm nước đến khi xâm xấp về mặt là được. Bạn chỉnh lửa nhỏ rồi vừa ninh vừa khuấy đều tay để tránh bột dính đáy nồi làm bị cháy. Khi nào thấy bột báng bắt đầu nổi lên và có màu hơi trong thì bạn dùng giá rỗ vớt ra để ráo và cho vào bát nước sôi để nguội đã chuẩn bị sẵn. Ngâm trong thời gian khoảng 10 phút thì bạn cho vào rây để chắt bớt nước rồi để vào tô sạch.
Bước 5: Hoàn thành chè thập cẩm
Với những nguyên liệu đã nấu chín trên và sau khi đã nguội hẳn, bạn bưng ra tủ trưng và đậy kín. Khi có khách tới ăn bạn cho một ít đá vào vào ly hoặc chén trước, sau đó lần lượt múc mỗi thứ chè một ít, cuối cùng là nước cốt dừa và một ít dừa khô.
Như vậy là bạn đã học xong cách nấu món chè thập cẩm ngon để bán của miền Bắc và Miền Nam rồi đấy. Chúc bạn thành công và buôn bán thật đắt với món chè này!