Bánh mì là món ăn truyền thống đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam và còn là một món ngon mà bất cứ du khách nào đến Việt Nam cũng muốn thưởng thức một lần. Nguyên liệu chính để làm nên những ổ bánh mì nóng giòn thơm ngon là bột mì và cho vào đó thêm một ít bột nở. Tuy nhiên, bánh mì cũng có thể được làm ra mà hoàn toàn không cần đến bột nở mà vẫn ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, bánh mỳ tự làm nếu không dùng phụ gia thì bánh không nở đẹp và thơm ngon như bánh ngoài hàng. Vậy làm thế nào để khắc phục bánh mỳ không dùng phụ gia mà vẫn lên men thơm ngon và nở mềm đẹp? Mời các bạn cùng tham khảo ngay cách làm bánh mì không cần bột nở trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột mì: 300 gram
Bơ lạt: 20 gram
Men nở: 8 gram
Đường trắng: 15 gram
Muối: 4 gram
Dầu ăn: 1 thìa café
Nước ấm: 190ml
Hướng dẫn làm bánh mì không cần bột nở
Bước 1. Chuẩn bị một chiếc âu to, khô sạch, lần lượt cho bột mì, muối và đường vào. Sau đó, lấy một chiếc tô nhỏ, cho nước ấm và men nở vào rồi khuấy đều để men hòa tan. Khi men đã tan hoàn toàn rồi thì đổ men vào trong âu bột và trộn lên thật đều đến khi hỗn hợp mềm mịn thì dừng lại. Tiếp tục cho thêm bơ lạt vào âu rồi nhào bột cho mịn là được. Trong lúc nhào bột, bạn nhớ dùng tay miết bột nhiều lần để loại bỏ các cặn bột còn sót lại. Ủ bột trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ cho bột nở đều.
Bước 2. Trải một miếng giấy thấm dầu lên mặt bàn, rắc một ít bột khô lên rồi lấy hỗn hợp bột trong âu cho ra bàn, nhào thêm từ 5 đến 7 phút để cho bột dẻo mịn và không còn dính tay.
Nhào bột
Nhào bằng tay: Nhào khoảng 5 phút, sau đó để bột nghỉ 5 phút, rồi lại nhào 5 phút, cứ nhào cho đến khi bột nhào dai mịn, không dính tay, rồi bột khoảng 5 phút.
Nhào bằng máy: Cho bột vào bát nhào, nhào ở cấp độ 1 khoảng 2 phút, tiếp đó, nhào ở cấp độ 2 từ 10 – 12 phút, sau đó, nhào ở cấp độ 4 (đập bột) khoảng 3 phút, cho đến khi bột dai, mịn, sờ không dính tay.
Bước 3. Sau khi thấy bột đã được thì vê khối bột lại cho tròn. Tiếp theo, cho 1 thìa dầu ăn lên mặt bàn rồi đặt khối bột vào, dùng màng bọc thực phẩm đậy kín lại và ủ bột trong vòng một giờ đồng hồ.
Bước 4. Rắc bột khô lên bàn, cho bột đã ủ xong vào nhào từ 5 đến 7 phút. Sau đó lại đậy kín bột bằng màng bọc thực phẩm và ủ tiếp 60 phút nữa. Sau khi ủ xong bột sẽ nở ra, có thớ và rất dai. Hoặc bạn có thể nặn hình tùy thích. Bây giờ thì bạn bắt đầu nặng bánh mì nhé. Tiếp tục nhào bột thêm một lần nữa để vỡ hết bọt khí rồi chia bột thành từng phần nhỏ và cán đều miếng bột thành hình tròn mỏng. Sau đó, gấp hai bên miếng bột lại, gấp phần đỉnh trước rồi bắt đầu cuộn lại, mím phần mép và 2 đầu cho kín, lăn tròn bằng hai tay sao cho phần bụng của bánh hơi béo hơn 2 bên. Chú ý: không cần nặn bánh hình bụng to ở giữa nhé, bởi vì làm như vậy khiến bánh bị bè ngang sau nếu bánh nở tốt. Khi nướng, bánh sẽ tự nở to ở giữa và thon nhỏ ở 2 đầu.
Bước 5. Ủ bột lần 2 trong lò nướng
Lấy khay nướng ra, lót lên trên một lớp giấy nến rồi xếp bánh vào khay, nhớ xếp thưa để khi chín bánh nở không bị ép, dùng khăn đậy bánh lại và ủ thêm nửa giờ đồng hồ. Sau đó, dùng dao rạch nhẹ lên bánh, xịt nước lên bề mặt bánh rồi cho bánh vào lò nướng ở 170 độ C. Ủ bột lần 2 khoảng 1 tiếng để bột nở gấp đôi hoặc to hơn (lưu ý chỉ ủ cho đến khi bột nở gấp đôi đến khoảng 2,5 lần thôi nhé. Nếu để bột nở to quá sẽ khó rạch bánh, và khi nướng, bánh sẽ không nở phồng tròn mà bị bẹt và mùi vị bánh không thơm. Bình thường, chỉ nên ủ lần 2 từ 30 – 40 phút vào mùa hè, và ủ khoảng 1 – 1 tiếng 20 phút vào mùa đông.
Bước 6. Nướng bánh trong khoảng 10 phút thì lấy ra.
Rạch bánh
Dùng dao sắc, có mũi nhọn, lưỡi mỏng. Đưa nghiêng dao khoảng 45 độ, rạch bánh nhẹ tay lần thứ nhất để tạo đường rách trên mặt bánh, sau đó rạch dao lần thứ 2 để đường rạch sâu 0.5cm. Lưu ý, rạch nhanh, dứt khoát và nhẹ tay. xịt đẫm nước lên bánh một lần nữa rồi lại cho vào lò nướng tiếp từ 10 đến 20 phút ở 1500C đến khi bánh vàng đều là xong.
Kiểm tra bánh mỳ thành phẩm:
Bánh mỳ nướng đạt chất lượng có vỏ bánh vàng, giòn, ruột bánh nở, vết rạch nở to, ruột bánh trắng, mềm ngọt, thớ bánh mỏng và dai, nhiều lỗ khí. Khi để nguội, vỏ bánh lúc đó bớt giòn nhưng bánh không xẹp. Để bánh đến ngày thứ 2, vỏ bánh mềm, và chỉ cần nướng lại, vỏ bánh lại giòn thơm như mới.
Cách làm bánh mì không cần bột nở đơn giản và cũng thật dễ thực hiện phải không? Chúc các bạn thành công nhé!