Máy tính là thiết bị quan trọng để phục vụ trong công việc và học tập mà không thể thiếu. Khi sử dụng máy tính, chúng ta thường nên kiểm tra cấu hình máy tính để xem máy hoạt động tốt hay không? Chính vì vậy, hôm nay Epetitions.net sẽ hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản “ai cũng cần biết”.
1. Cách kiểm tra cấu hình máy tính
Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties là một trong những cách đơn giản mà bạn có thể thao tác dễ dàng nhất, được áp dụng phổ biến trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7, … và tới Windows 10.
Hướng dẫn các thao tác
Bạn di chuyển chuột đến biểu tượng My Computer ngay trên desktop và nhấp chuột phải vào biểu tượng này rồi, sau đó xuất hiện một bảng hộp thoại và chọn Properties.
Sau khi thao tác, sẽ hiện thông tin về tất tần tật cấu hình máy tính của bạn như thông tin về hệ điều hành, tình trạng kích hoạt của Windows, thông số CPU, RAM, tên máy tính, tên người dùng,… Bên cạnh đó, trong mục System type sẽ cho bạn thông tin máy tính của bạn đang được cài Windows 32-bit hay Windows 64-bit.
Cách kiểm tra cấu hình máy tính trong phần About
Tùy thuộc về hệ điều hành của máy tính, đối với máy tính có hệ điều hành là Windows 10 và Windows 11, bạn có thể kiểm tra cấu hình máy trong phần About.
Hướng dẫn các thao tác
Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ vào mục Settings > Chọn mục System.
Bước 2: Tiếp đến, bạn chọn mục About. Lúc này, phiên bản CPU, dung lượng RAM, phiên bản Windows và các thông số kỹ thuật khác sẽ được hiển thị và bạn có thể biết rõ cấu hình máy tính của bạn nhé.
Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng Task Manager
Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng Task Manager sẽ gồm nhiều thao tác hơn so với cách kiểm tra khác, bên cạnh đó sẽ kiểm tra được chi tiết và cụ thể về cấu hình máy tính hơn.
Hướng dẫn các thao tác
Bước 1: Bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở ra phần Task Manager > Chọn mục Performance.
Bước 2: Tiếp đến, bạn chọn mục CPU để xem tên của CPU và tốc độ xung nhịp của CPU tối đa trong phần Base Speed nhé.
Bước 3: Để kiểm tra dung lượng tối đa ở ngang chữ Memory bạn sẽ chọn mục Memory để xem phần BUS RAM được hiện ở mục Speed.
Bước 4: Bạn có thể kiểm tra thông tin card đồ họa máy tính bạn sẽ chọn mục GPU, lúc này phần GPU Memory sẽ hiện bộ nhớ đồ họa tối đa trên máy tính của bạn.
Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX
Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX rất đơn giản để thực hiện khi kiểm tra.
Hướng dẫn các thao tác
Bạn chỉ cần sử dụng tổ hợp phím Windows + R, lúc này hộp thoại Run xuất hiện. Cuối cùng, bạn sẽ gõ dxdiag vào ô ngang với từ Open rồi bạn Enter là được nhé.
Sau thao tác này, cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ cho bạn thấy các thông tin của máy tính bạn, thông tin về hệ điều hành, tình trạng kích hoạt của Windows, thông số CPU, RAM, tên máy tính, tên người dùng. Ngoài ra, bạn có thể xem thông tin khác như về thông số về âm thanh (Sound), màn hình (Display) và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ (Input).
Cách kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32
Ngoài ra, chúng ta còn có cách kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32 mà ít ai biết. Các bạn hãy tham khảo thử cách này nhé!
Hướng dẫn các thao tác
Bạn chỉ cần sử dụng tổ hợp phím Windows + R, nhập msinfo32 vào ô ngang với từ Open sau đó Enter.
Sau thao tác này, xuất hiện cửa sổ System Information, bạn có thể xem hoặc kiểm tra thông tin về cấu hình máy tính của bạn như phần cứng, phần mềm và tên hệ điều hành, phiên bản Windows, bộ vi xử lý, có thể xem được nhà sản xuất máy tính, các thông số của RAM,…
2. Tiêu chí cho cấu hình máy tính hoạt động tốt
Kiểm tra cấu hình máy tính để làm gì? Kiểm tra cấu hình máy tính sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng máy tính của bạn hoạt động mạnh hay yếu. Xem thông tin cấu hình có phù hợp với mục đích sử dụng của hay không như để chơi game, hay làm việc và học tập.
Một cấu hình máy tính chạy mượt sẽ có các tiêu chí như sau:
- Thông số RAM trên 4GB, từ 8GB trở lên là tốt nhất.
- Máy tính tốc độ xử lý mượt hơn với chip xử lý Intel Core đời 6 trở lên, nếu nâng cấp hệ điều hành lên Windows 11 nên chọn Intel Core đời 8 trở lên hoặc AMD Ryzen.
- Sử dụng ổ SSD, hoặc ổ HDD, hoặc là ổ HDD song song với ổ SSD
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để xem máy tính mình có cần phải nâng cấp theo các tiêu chí cho máy để hoạt tốt hay không nhé. Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn!